Mục Lục
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾP TỪ
- Hiểu rõ nguyên lý và cấu tạo chung của bếp từ sẽ giúp bạn hoàn toàn có khả năng khắc phục và sửa chữa những lỗi cơ bản của bếp từ trong quá trính sử dụng.
- Ngày nay, bếp từ đã trở nên quá phổ biển đối với các gia đình. Sử dụng bếp từ không những giúp bạn tiết kiệm thời gian đun nấu, an toàn mà còn tạo thẩm mỹ cho không gian phòng bếp gia đình bạn.
- Bên cạnh việc quan tâm tới những tính năng, hình dáng của bếp từ thì các gia đình cũng nên trang bị thêm những thông tin hữu ích về nguyên lý và cấu tạo của bếp từ. Điều này sẽ rất tốt trong quá trình sử dụng.
I. CẤU TẠO CỦA BẾP TỪ – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾP TỪ
Một chiếc bếp từ cơ bản được cấu thành từ những bộ phận chủ yếu sau :
1, HÌNH DÁNG – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾP TỪ
- Hình dáng bếp từ có thể được thiết kế khác nhau : là hình vuông, hình chữ nhật, hình oval hoặc hình quả đỗ.
- Tùy vào loại bếp từ âm hay bếp từ dương mà độ dày cũng chúng cũng khác nhau.
- Nhưng bếp từ thường có chiều dày khoảng từ 7 cm đến 25cm tùy từng hãng bếp, kiểu bếp.
- Bề mặt bếp từ được cấu tạo một lớp kính chịu nhiệt dày khoảng 4mm-8mm có thể chịu nhiệt, chịu va đập tốt.
- Trên mặt kính bếp có bảng điều khiển bằng phím cảm ứng hoặc phím bấm nổi.
2, MẶT KÍNH – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾP TỪ
- Mặt kính của bếp từ thường là bạn hình thấy đầu tiên và duy nhất khi sử dụng .
- Hình dáng ( vát cạch hay bo viền ) và cách bố trí các phím bấm cũng được thể hiện trên đây.
- Vì vậy mặt kính đảm bảo độ bền cũng như vừa đảm nhiệm vai trò thẩm mỹ cho toàn bộ chiếc bếp.
- Bếp từ thường được trang bị một mặt kính cao cấp có khả năng chống trầy xước, chịu va đập, chịu lực và đặc biệt là chịu nhiệt rất tốt.
Mặt kính đóng vai trò khá quan trọng trong bếp từ, nó vừa có nhiệm vụ bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong bếp. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về các loại mặt kính bạn nhấn vào đây.
3, MÂM NHIỆT – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾP TỪ
- Mâm nhiệt hay cuộn cảm được coi là linh kiện quan trọng bậc nhất trong bếp từ.
- Nó góp phần quan trọng trong việc sinh nhiệt và đảm bảo độ bền, độ an toàn trong nấu nướng.
- Cấu tạọ cuộn cảm bếp từ được thiết kế bằng vòng tròn đơn, được gắn kết chặt chẽ bằng các sợi dây đồng siêu bền, cuộn tròn trên một mặt phẳng.
- Khi có nguồn điện chạy qua mâm nhiệt, bếp từ sẽ tự động nhận diện kích thước nồi, chảo và chỉ sinh nhiệt vừa với kích thước nồi nấu mà thôi.
- Cuộn cảm bếp từ là cuộn dây đồng được lắp dưới bề mặt nấu, thường nằm dưới mặt kính chịu nhiệt tốt và một dòng xoay chiều cao (ví dụ 24 kHz) được truyền qua nó.
- Dòng điện trong cuộn dây tạo ra từ trường liên tục thay đổi. Nó sẽ nhận diện bề mặt nấu nhiễm từ, làm nóng bề mặt đó.
Vì thế, khi nấu ăn bằng bếp từ, bạn có thể chạm tay ngoài vùng nấu mà không cảm thấy nóng. - Ngoài cảm biến nhiệt được gắn trên mâm dây thì trong bếp từ còn một cảm biến nhiệt nữa được gắn dưới sò công suất IGBT bắt với tấm tản nhiệt như hình dưới đây.
- Cảm biến nhiệt độ trên mâm nhiệt được áp sát với thân sò công suất IGBT hoặc tấm tản nhiệt. Nó được gắn chắc trên một núm cao su có độ đàn hồi rất tốt.
- Có khả năng hút chặt với mặt kính của bếp từ. Bao bọc bộ phận cảm biến này được phủ một lớp keo trắng tản nhiệt. Nó có vai trò truyền nhiệt từ mặt kính vào cảm biến được tốt hơn.
- Nó cũng có tác dụng đo nhiệt độ trên mặt kính và thường trực nhiệt độ cho sò công suất IGBT trong bếp từ. Nếu có sự thay đổi nhiệt từ sò công suất, ngay lập tức nó sẽ báo cho bộ phận vi xử lý đưa ra lệnh điều khiển tắt bếp.
4, QUẠT LÀM MÁT – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾP TỪ
- Quạt làm mát, có nhiệm vụ làm mát, giảm nhiệt nhanh chóng các linh kiện trong bếp từ, cân bằng nhiệt độ khi bếp hoạt động với công suất cao, nhiệt độ tăng. Bảo vệ linh kiện và đảm bảo sự hoạt động ổn định của bếp từ.
- Mỗi bếp từ cấu tạo chính đều được trang bị một đến 2 quạt làm mát tùy thuộc vào số lượng vùng nấu của bếp từ và chất lượng quạt.
Thông thường, bếp từ đôi sẽ sử dung 2 quạt làm mát. - Số lượng quạt làm mát không quan trọng, quan trọng là bếp từ đó đang sử dụng loại quạt tản nhiệt nào để có thể cân bằng nhiệt độ trong bếp từ khi nấu ăn.
- Quạt làm mát bếp từ thường có 2 loại:
- Quạt đồng trục : còn quạt đồng trục thường sử dụng trong các loại bếp từ giá rẻ.
- Quạt tuabin : quạt tuabin thường sử dụng cho bếp từ nhập khẩu cao cấp.
- Với những loại bếp từ sử dụng quạt tuabin, thường chỉ cần lắp đặt 1 chiếc quạt làm mát loại này là bếp từ đã có thể làm mát các linh kiện bên trong. Bởi, quạt tuabin có hiệu suất làm mát nhanh, bền bỉ. Tuy nhiên, giá thành quạt tuabin khá đắt.
- Quạt làm mát ở bếp từ hoạt động với điện áp một chiều 18V.
- Quạt chỉ hoạt động khi nguồn điện được cắm đúng chiều (+), (-).
- Trong quá trình sử dụng, quạt thường bị hỏng do khô dầu, bong vít và rất ít hỏng phần điện.
- Với các bếp từ có cấu tạo quạt đồng trục trục từ trước mà muốn nâng cấp sử dụng quạt tuabin là điều không thể. Bởi cấu tạo của bếp từ đã được thiết kế từ trước, các chíp điều khiển của 2 loại quạt này khác nhau. Vì thế, khi chọn mua bếp từ, bạn nên cân nhắc ngay từ đầu về linh kiện này.
5, BO MẠCH BẾP TỪ – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾP TỪ
Mỗi thiết bị bếp từ có cấu tạo vi mạch khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo vi mạch bếp từ thường sẽ có:
+ Nguồn điện và mạch chỉnh lưu
+ Nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung
+ Sò công suất IGBT
+ Tụ điện
+ Cuộn dây Panel
+ Các cảm biến nhiệt độ
+ Khối vi xử lý MUC
+ Quạt làm mát
+ Cảm biến nhiệt
+ Diode cầu
… và một vài linh kiện nhỏ khác trong mạch điện bếp từ.
- Trong cấu tạo bếp từ, bo mạch bếp từ là bộ phận có kích thước lớn nhất, dễ nhận thấy nhất trong bếp từ. Bếp từ đôi thường có cấu tạo bo mạch in hai lớp khá phức tạp.
- Trong đó, bo mạch điều khiển đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định toàn bộ họa động của bếp từ. Mạch điện bếp từ làm nhiệm vụ cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm bếp từ. Là bộ phận nhận lệnh thao tác của người dùng thông qua bảng điều khiển các phím bấm.
So với bo mạch chính thì bo mạch điều khiển có cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều.
Các linh kiện chủ yếu của bo mạch điều khiển là đèn led hiển thị và các phím bấm chọn chức năng nấu.
6, PHẦN BỤNG BẾP ( mặt dưới của bếp )
Là phần mặt dưới của bếp thường được làm bằng inox mạ hoặc nhựa cao cấp chịu được nhiệt nhằm che đi phần linh kiện của bếp từ . Ngoài ra nó còn có tác dụng cố định phần thân bếp cho vững chác và bảo vệ cho toàn bộ linh kiện bên trong chống bụi bẩn và côn trùng .
III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾP TỪ
- Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Foucault. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp.
- Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ nằm trong phạm vi này được dòng từ trường tác động khiến các phân tử nhiễm từ ở đấy nồi giao động mạnh và tự sinh ra nhiệt.
- Nhiệt lượng này chỉ có tác dụng với đáy nồi không tác động vào mặt kính và hoàn toàn không thất thoát ra môi trường.
- Không giống như những phương thức nấu ăn khác, nấu trên bếp từ chỉ có nồi được làm nóng, còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt.
- Nhiệt độ của bếp không bao giờ cao hơn nhiệt đột của đáy nồi. Thực tế, đáy nồi được chuyển hóa từ năng lượng từ trường sang năng lượng nhiệt.
- Lượng điện tiêu thụ chuyển hóa lên tới 90-96% thành lượng nhiệt đun nấu, tiết kiệm điện. Cũng chính vì vậy, bếp từ chỉ có thể sử dụng được với các loại nồi có đáy bằng kim loại hoặc vật liệu nhiễm từ.
Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ mà Siêu thị bếp 123 chia sẻ.
Mong rằng sẽ giúp ích cho quý khách có một cái nhìn thực quan của sản phẩm bếp từ.